.
(Sự nhào nặn người đọc Xô viết hay là mĩ học tiếp nhận kiểu Xô viết)
Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Sử
Tôi xin tóm tắt rất ngắn ý tưởng chính trong cuốn sách có tên Sự hình thành người đọc Xô viết của GS Evgenie Dobrenko, xuất bản năm 1997 tại Xanh Peterburg. Dày 322 trang. Tóm tẳt ngắn thì đồng thời bỏ sót nhiều điểm quan trọng trong công trình có nội dung rất phong phú này.
Đầu thế kỉ XX các nhà lí thuyết Nga đã đi đến xác nhận khá đúng đắn vị trí, vai trò của người đọc trong sự tiếp nhận văn học. Nhà thơ Mandenstam cho rằng thiếu giao lưu giữa thơ ca và người đọc thì thơ không tồn tại. Nhà phê bình Ju. Eykhenvald cho rằng văn học không cần nhà phê bình, người đọc tự nó đã là nhà phê bình, cho nên nó cũng không cần nhà phê bình. Ông phản đối văn học có khuynh hướng, vì khuynnh hướng sẽ tạo ra nô dịch, làm mất tự do trong nghệ thuật. A. Beletski nghiên cứu người đọc kẻ đồng sáng tạo của tác giả. N. Rubakin nghiên cứu ý nghĩa của văn bản do sự tương tác giữa người đọc với văn bản tạo thành. Ông nêu câu hỏi: Cái ý nghĩa mà người đọc thu được từ tác phẩm là của tác giả hay là của bản thân người đọc? Và ông trả lời: Là do người đọc tương tác với tác phẩm mà có được. Tiếp tục đọc
Filed under: Chính trị - Triết học, Dân trí, Giáo dục, Lịch sử, Phê bình, Tiến bộ xã hội, Tư liệu, Văn hóa, văn học, Xã hội, đạo đức | Leave a comment »